Ý tưởng về nữ điệp viên 007 đã được cân nhắc 50 năm trước
Chia sẻ với Thanh Niên ngày 20.1, anh Hoàng Đình Chính, chủ Nhà vườn Đình Chính, xác nhận siêu phẩm bưởi Diễn trăm tuổi được đặt tên là "Cội nguồn quê hương", đã có một khách hàng tại Hà Nội chốt giá thuê 350 triệu đồng. Cây bưởi Diễn này đã được nhà vườn dùng xe cẩu, vận chuyển bàn giao cho khách hàng.Đây cũng là cây bưởi Diễn gây xôn xao thị trường cây cảnh tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và trong giới làm nghề bưởi cảnh tại TT.Văn Giang - thủ phủ chuyên làm bưởi cảnh quy mô lớn nhất cả nước. Anh Hoàng Đình Chính cho biết, cây bưởi này được mua ở Quảng Ninh 3 năm trước. Đây là gốc bưởi chua cổ thụ, tuổi đời ước tính từ 100 - 200 năm tuổi. Cây có đường kính sát gốc lên tới 2 m, còn đo trên thân cây là 1,85 m, thân cây nổi nhiều u cục.Sau khi đưa về vườn, anh Chính mất 3 năm để "trẻ hóa cây bưởi cổ thụ" này khi ghép toàn bộ mắt giống bưởi Diễn. Năm nay, anh Chính đã chăm sóc cho cây bưởi này thành công khi cho ra hoa và đậu quả tự nhiên, không sử dụng quả ghép. Để tác phẩm thêm đẹp và độc đáo, anh Chính chỉ ghép thêm 10 quả bưởi đỏ.Cũng theo anh Chính, Văn Giang tự hào là một trong những địa chỉ làm bưởi cảnh quy mô lớn và đẹp nhất cả nước. Dịp tết Nguyên đán hàng năm, Văn Giang là địa chỉ được nhiều khách tìm về mua bưởi chơi tết, đây cũng là nơi tung ra thị trường những tác phẩm cây bưởi Diễn đẹp nhất, độc đáo nhất. Bưởi Diễn cảnh ở Văn Giang được các nhà vườn rao bán, chuyển cây đi khắp cả nước.Cây bưởi Diễn cổ thụ "Cội nguồn quê hương" của Nhà vườn Đình Chính được giới làm bưởi cảnh ở Văn Giang thừa nhận đây là gốc bưởi cổ thụ và hiếm có trong nhiều năm trở lại đây.Đặc biệt năm nay, cây bưởi được anh Chính chăm sóc thành công, cho đậu quả hoàn toàn tự nhiên, xứng đáng là siêu phẩm độc bản của nhà vườn và cả giới làm bưởi cảnh ở Văn Giang.Anh Chính cho biết, lần đầu tiên được đưa ra thị trường dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cây bưởi Diễn cổ thụ này được nhà vườn rao giá 800 triệu đồng. Thực tế, nhiều khách hàng đã trả giá 500 triệu đồng nhưng anh Chính không bán, quyết giữ lại tác phẩm cây cảnh anh đã dành nhiều tâm huyết để sưu tầm và thực sự đã "chăm nó như chăm con" trong suốt những năm vừa qua."Tôi luôn nói với khách hàng dưới 800 triệu tôi sẽ không bán cây bưởi Diễn cổ thụ này. Bởi không dễ dàng lại sở hữu được gốc bưởi cổ thụ hàng trăm tuổi thế này nên tôi chỉ đồng ý cho khách hàng thuê giá 350 triệu đồng. Sau tết, nhà vườn sẽ lấy lại cây về để chăm sóc cho những mùa tết tới", anh Chính nói.TP.HCM có kịp phủ hơn 200 km metro trong 10 năm?
Liên hoan có sự tham gia của 16 đội với tổng số 1.080 học sinh đến từ các trường tiểu học, THCS trên địa bàn TP.Kon Tum. Trong đó, 314 em tham gia đội cồng chiêng, 485 em thuộc đội múa xoang và 281 em tham gia trình diễn trang phục dân tộc thiểu số.Đây là một trong những hoạt động của ngành giáo dục TP.Kon Tum nhằm chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Kon Tum.Tham gia trình diễn trang phục truyền thống, em Y Việt Kinh (học sinh lớp 9 Trường THCS Đăk Rơ Wa, TP.Kon Tum) cho biết, đây là lần thứ 2 em tham gia liên hoan cồng chiêng, xoang do Phòng GD-ĐT tổ chức. Đến với liên hoan, em rất vui khi được giới thiệu đến bạn bè bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Thông qua chương trình, em càng thêm yêu những giá trị văn hóa mà cha ông đã truyền lại.Tương tự, em A Dũng (học sinh lớp 9, Trường THCS Trần Hưng Đạo, TP.Kon Tum) cho biết đây là lần đầu tiên em cùng đội cồng chiêng của trường tham gia liên hoan. Với vị trí đánh trống và là điểm nhấn của cả đội, em cảm thấy khá bỡ ngỡ. Tuy nhiên, khi những âm thanh hào hùng, trầm bổng từ bộ chiêng vang lên, em cũng lấy lại bình tĩnh và bắt đầu biểu diễn với những vũ điệu truyền thống cuồng nhiệt."Đến với liên hoan, được biểu diễn điệu chiêng, điệu nhảy truyền thống của dân tộc mình, em rất vui. Đây cũng là dịp để bạn bè gần xa hiểu hơn về những nét đẹp trong trang phục, điệu nhảy của dân tộc Ba Na chúng em", em A Dũng nói.Ông Thái Khắc Hòa, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Kon Tum, cho biết liên hoan cồng chiêng, xoang và trình diễn trang phục thổ cẩm là không gian để học sinh càng yêu quý, trân trọng hơn giá trị văn hóa truyền thống. Qua đó, giúp các em có ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình. Hy vọng liên hoan cồng chiêng, xoang sẽ giúp cho thế hệ trẻ nhận thức về vai trò của cồng chiêng, xoang trong sinh hoạt văn hóa truyền thống, nhất là các lễ hội dân gian."Hiện nhiều trường học trên địa bàn thành phố đã thực hiện việc mặc trang phục thổ cẩm các dân tộc thiểu số khi đến trường hoặc trong các buổi chào cờ đầu tuần, tại các lễ hội của địa phương... Dạy cho học sinh đánh cồng chiêng, múa xoang là một trong những nội dung thường xuyên, tập luyện ở trường học cũng như các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, vui chơi, giải trí, các hoạt động văn nghệ, ngoại khóa... phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường học và từng địa phương" ông Hòa nói.
Thuê trọ tại TP.HCM thì mua BHYT ở đâu?
Buổi hợp luyện có sự tham gia của hơn 5.400 cán bộ, chiến sĩ diễn ra tại 4 cụm trên khắp cả nước.Theo ghi nhận của Thanh Niên tại cụm 1 ở Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (xã Đồng Tâm, H.Mỹ Đức, Hà Nội) hơn 1.900 cán bộ, chiến sĩ, sĩ quan, dân quân tự vệ trong 2 khối đứng (sĩ quan hải quân và phòng không - không quân) và 14 khối đi (khối cờ Đảng - cờ Tổ quốc, khối nữ quân nhạc, khối sĩ quan lục quân, khối sĩ quan hải quân, khối sĩ quan phòng không không quân, khối sĩ quan cảnh sát biển, khối nữ sĩ quan thông tin, khối nữ sĩ quan quân y, khối nữ gìn giữ hòa bình Việt Nam, khối chiến sĩ lục quân, khối chiến sĩ tăng thiết giáp, khối chiến sĩ đặc công, khối nữ dân quân miền Bắc, khối hồng kỳ) đã tham gia hợp luyện.Tại đây, cán bộ, chiến sĩ thuộc nhiều khối quân, binh chủng đã tập luyện rất nghiêm túc với quyết tâm góp phần hướng tới thành công trong ngày lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước.Kiểm tra tại buổi hợp luyện, đại tướng Nguyễn Tân Cương biểu dương tinh thần luyện tập của cán bộ chiến sĩ. Đồng thời, cũng chỉ ra những điểm cần lưu ý trong quá trình tập luyện của các khối; yêu cầu tiếp tục chỉnh đốn hàng lối, động tác đúng, đều, đẹp.Theo đại tướng Nguyễn Tân Cương, để chuẩn bị cho lễ diễu binh, diễu hành, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị thành lập các khối và luyện tập tại đơn vị từ tháng 12.2024."Từ hôm nay đến 30.4 chỉ còn 56 ngày, chúng ta còn cơ động từ Bắc vào Nam, thời gian không còn dài, tôi yêu cầu tất cả các lực lượng tham gia cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ. Trong đó, các lực lượng phải tiếp tục khắc phục mọi khó khăn, tận dụng mọi thời gian để tổ chức luyện tập. Trong từng ngày phải có kế hoạch huấn luyện hết sức cụ thể", đại tướng Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh.
Khán giả bên dưới sân khấu vỗ tay dài 2 phút để chúc mừng cho minh tinh Meryl Streep trên sân khấu, nữ nghệ sĩ vỡ òa, xúc động. Bà sau đó cảm ơn mọi người bằng... một câu đùa, và cảm ơn mọi người tại đêm khai mạc LHP. Bà nói khi bà xuất hiện lần đầu tại LHP Cannes 35 năm trước, bà khi đó khoảng 40. "Tôi nghĩ sự nghiệp của mình khi ấy đã chấm dứt", bà chia sẻ.
DRX dính 'lời nguyền' vì không đủ điều kiện tham dự CKTG 2023
Những ngày này, bãi biển Mỹ Khê, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng đang bị sạt lở nghiêm trọng.Trước tình trạng này, chính quyền TP.Đà Nẵng đã huy động nhiều lực lượng phối hợp thực hiện "4 tại chỗ" để ứng phó sóng biển tiếp tục xâm thực sâu vào bờ.Cụ thể, trong ngày 2.1.2025, các lực lượng gồm Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch TP.Đà Nẵng, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn đã được huy động toàn bộ để tham gia xử lý sạt lở bờ biển Mỹ Khê.Ghi nhận tại hiện trường sạt lở, hơn 200 người chia làm nhiều nhóm bỏ cát vào bao sau đó đóng thành từng rọ với kích thước 1,5 x 2m xếp chồng lên nhau thành một hàng dài để ngăn sóng biển đánh phá bờ biển.Trước tình hình sạt lở tại đây, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã kiểm tra hiện trường và yêu cầu các đơn vị có giải pháp ứng phó khẩn cấp, đảm bảo an toàn cho người dân và du khách. Ông Lê Trung Chinh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp xử lý ổn định, lâu dài để bảo vệ bờ biển, nhất là tại bãi biển Mỹ Khê.Theo ông Phan Đình Đức, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT TP.Đà Nẵng, hiện nay các khu vực bãi biển thuộc Q.Sơn Trà, Q.Ngũ Hành Sơn vẫn đang bị sóng xâm thực, tiếp tục gây sạt lở. Trong các vị trí sạt lở thì nặng nhất là đoạn hơn 100 m bờ biển Mỹ Khê (P.Phước Mỹ, Q.Sơn Trà).Sau khi nhận lệnh của lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT thành phố phối hợp Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch triển khai lực lượng tranh thủ thời gian làm để bảo vệ bờ biển.Các lực lượng vẫn đang ứng phó bằng lực lượng tại chỗ, cho bao tải cát vào trong các rọ thép để đảm bảo liên kết, thi công khoảng 3 lớp và sẽ đẩy nhanh nhất tiến độ có thể. Theo ông Đức, những ngày qua sóng biển rất cao đã gây khó khăn cho việc thi công, các lực lượng tranh thủ buổi sáng nước cạn để thi công gấp rút, vào buổi chiều nước lên không thi công được. Về lâu dài, địa phương có chủ trương làm kè bê tông. Sau khi phê duyệt hồ sơ thì Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT TP.Đà Nẵng sẽ triển khai thi công.